Chẩn đoán Suy giáp trạng bẩm sinh

Lâm sàng

Nhũ nhi

Bảng sau đây được dùng để tính điểm chẩn đoán. Suy giáp trạng bẩm sinh nên được xét nghiệm nếu điểm cộng lại trên 5[2].

Biểu hiện lâm sàng và yếu tố nguy cơĐiểm
1. Phù niêm và có bộ mặt đặc biệt2
2. da xanh, lạnh, hạ thân nhiệt1
3. Thoát vị rốn2
4. Thóp sau rộng > 0,5 cm1
5. lưỡi to1
6. giảm trương lực cơ1
7. Táo bón kéo dài2
8. Vàng da > 30 ngày1
9. Thai già tháng > 42 tuần1
10. Cân nặng khi sinh > 3,5 kg1
11. giới nữ1
12.da khô1
Tổng số điểm15

Trẻ lớn

  • Lùn không cân đối.
  • Biểu hiện phù niêm: Bộ mặt đặc biệt (2 má phị, mi mắt nặng, lưỡi dày, mũi tẹt), tiếng khóc hoặc nói bị khàn.
  • Chậm phát triển tinh thần và vận động.
  • Các triệu chứng khác: Da vàng, cứng, sáp và lạnh. Tóc khô, thưa và dễ gãy. Táo bón kinh niên.

Xét nghiệm

  • Độ hormones trong máu nhu sau xác định suy giáp.
  • TSH > 20 mu/l (bình thường: 0 – 5mu/l)
  • T4 < 50nmol/l (bình thường: 50 – 150nmol/l)
  • Chụp hình tuyến giáp bằng 99mTc[3] để chẩn định các trường hợp:
  • không tìm thấy tuyến giáp (Agenesis),
  • tuyến giáp thiểu sản (Hypoactive) hoặc
  • tuyến giáp lạc chỗ ở dưới lưỡi hoặc vùng trung thất (Ectopy).
  • Trẻ nhỏ: chụp khớp gối không thấy điểm cốt hoá ở đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày.
  • Trẻ lớn: chậm các điểm cốt hoá ở cổ tay (so với bảng Greulich & Pyle [4]).